Đặc điểm Khỉ_đột_đất_thấp_phía_Đông

Thể vóc

Một con khỉ đột đực trưởng thành đầu đàn (con lưng bạc) và một con khỉ đột non (hình dưới).

Tính chung, khỉ dạng người lớn nhất chính là khỉ đột, con đực lớn hơn 2m, cân nặng đến 250 kg, sống ở rừng châu Phi xích đạo (Camerun, Congo, Gabon, Uganda). Khỉ đột trưởng thành hoang dã nặng từ 135 đến 180 kg trong khi con cái thường chỉ nặng bằng nửa con đực từ 68–113 kg. Con đực trưởng thành cao 1,7 đến 1,8 m với sải tay 2,3 đến 2,6 m. Khỉ đột đực trưởng thành được biết đến như lưng bạc do vùng lông màu bạc trên lưng của nó, một con lưng bạc lớn hơn 1,8 mét nặng đến 230 kg trong hoang dã, những con khỉ đột béo phì trong tình trạng nuôi nhốt nặng đến 270 kg[3].

Trong đó, khỉ đột đất thấp phía Đông là phân loài lớn nhất của loài khỉ đột và động vật linh trưởng còn sống lớn nhất trên trái đất. Một con đực lưng bạc nặng từ 204–250 kg (450-551 lb), những con đực đặc biệt (khỉ đột chúa) có thể cân nặng 272 kg (600 lb) trở lên. Những con khỉ đột cái thường cân nặng nhẹ hơn khỉ đột đực một nửa. Con đực có chiều cao khi đứng lên đến từ 1,76-1,94 mét (5,8-6,4 ft) trong khi con cái chiều cao 1,60 mét (5,2 ft) hoặc thấp hơn.

Khỉ đột đất thấp miền Đông có những lớp lông khoác màu đen tương phản như khỉ đột núi (Gorilla beringei beringei), mặc dù phần lông tóc khá ngắn trên đầu và thân thể. Bộ lông của một con đực trưởng thành, giống như những con khỉ đột khác, chúng sẽ chuyển bạc ở lưng khi con vật trưởng thành, gọi là con lưng bạc (Silver back), đây là những con khỉ đột đầy sức mạnh. Khi con khỉ khổng lồ thình lình đứng lên, cao to hơn con người nhiều, con khỉ lưng bạc, nặng trên 190 kg, phô trương sức mạnh của nó[2].

Thể chất

Mô hình của một con khỉ đột đất thấp miền Đông cái

Về đại thể, những con khỉ đột được biết đến như một dã thú đầy sức mạnh với ngoại hình to lớn, cơ thể đồ sộ và dù có thân hình to lớn đồ sộ, chúng có tốc độ chạy ở mức trung bình, khoảng 40 km/h, chúng có sức mạnh thể chất khỏe hơn nhiều so với người với đôi tay mạnh mẽ, cánh tay mạnh và cơ bắp. Con cái có sải tay ngắn hơn con đực. Một con khỉ đột trưởng thành có thể nâng được trọng lượng gấp 10 lần cơ thể chúng, chúng có thể lật đổ cả một chiếc ô tô và một cú đấm của khỉ đột có thể khiến mọi vật đối diện phải biến dạng[4] Khỉ đột di chuyển bằng đốt ngón tay, mặc dù đôi khi chúng có thể đứng thẳng khi mang theo thức ăn hay trong tình trạng phòng ngự.

Khỉ đột còn có một hàm răng cực khỏe với, lực cắn của chúng được ghi nhận lên tới 590 kg/cm2[5] (thông số khác cho thấy nó có lực cắn lên tới 913.000 kg/m2). Khỉ đột có răng to, ngắn và chắc tương ứng với cơ thể đồ sộ, răng nanh của con đực dài 25 cm, và các răng ở hàm sẽ trở nên quá rộng so với hàm của nó. Nhưng dù có cơ hàm rất ấn tượng, thức ăn của khỉ đột chỉ là thực vật. Ngay cả khi giao chiến, chúng chủ yếu cũng chỉ dùng sức mạnh cơ bắp và rất ít khi phải sử dụng đến cái miệng khủng khiếp này.

So sánh kích cỡ, hình dạng và sức mạnh của răng nanh từ 144 loài linh trưởng có cùng các thông số thuộc 45 loài ăn thịt, về liên hệ giữa kích cỡ răng nanh linh trưởng với kích cỡ cơ thể và sức mạnh tương ứng của răng. Sự so sánh này có thể giúp trả lời các tính toán về chức năng của răng nanh linh trưởng đực trong quá trình cạnh tranh với con cái. Răng nanh được dùng làm vũ khí hay chỉ để trưng bày. Muốn sử dụng răng của loài ăn thịt vì loài ăn thịt sử dụng răng nanh để giết con mồi. Nếu răng nanh của linh trưởng yếu đến mức không làm vũ khí được, thì rõ ràng chúng chỉ để làm cảnh.

Loài linh trưởng nói chung có răng khỏe, nhưng có thể là tất cả con linh trưởng đực có răng khỏe vì thành công sinh sản của chúng bị đe dọa khi răng nanh bị gãy. Hoặc có thể là răng khỏe là do cấu tạo di truyền. Hominid (vượn nhân hình), giữ lại tính lưỡng hình giới tính trọng lượng cơ thể, tức giống đực thường có trọng lượng cơ thể lớn hơn giống cái. Cùng lúc đó, sự khác biệt kích cỡ răng nanh của giống đực và cái bị mất đi. Điều này quay ngược trở lại với vượn nhân hình cổ xưa nhất.

Quá trình tiến hóa vượn nhân hình là giảm tính lưỡng hình cỡ răng nanh trong khi vẫn giữ lại lưỡng hình trọng lượng cơ thể. Khỉ đột có răng to, ngắn và chắc tương ứng với cơ thể đồ sộ. Để có được tỉ lệ như các loài linh trưởng khác, răng nanh của con đực sẽ phải dài 25 cm, và các răng ở hàm sẽ trở nên quá rộng so với hàm của nó. Điều này cho thấy có thể có giới hạn đối với răng nanh linh trưởng đơn giản là vì sự gò ép không gian để những răng này khít vào hàm. Sự thay đổi cỡ người có thể ảnh hưởng nhiều mặt khác trong cuộc sống, bao gồm quá trình trao đổi chất, tập quán tiêu thụ thức ăn và nguy cơ bị thú săn mồi tấn công.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khỉ_đột_đất_thấp_phía_Đông http://baotgm.com/muc-tim-hieu/2086-m%C3%B9a-xu%C3... http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/... http://www.thiennhien.net/2017/02/08/10-cau-chuyen... http://www.grida.no/publications/rr/gorilla/ http://www.arkive.org/species/GES/mammals/Gorilla_... http://www.iucnredlist.org/details/39995/0 http://www.yog2009.org/index.php?view=article&cati... http://afamily.vn/in-bai-viet-Kham-pha-loai-vat-ng... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Nan-buon-la... http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/nhung-bi-mat-...